Nhảy tới nội dung

Cách tăng dung lượng root filesystem sử dụng LVM volume trên linux

· Một phút để đọc
ManhPT

Mình đã có một bài viết về cách tăng dung lượng phân vùng ổ cứng trên linux. Nhưng có một trường hợp mà bài viết chưa nói đến là khi bạn sử dụng LVM. LVM cho phép bạn tạo, thay đổi dung lượng hoặc xóa phân vùng trong hệ thống mà không cần phải khởi động lại. Để tăng dung lượng cho LVM volume thì bạn có thể làm theo các bước sau:

1. Xác định phân vùng đĩa cứng chứa LVM volume

Trước tiên cần sử dụng lệnh lsblk để xem cấu trúc các phân vùng và ổ đĩa hiện tại.

$ lsblk
NAME MAJ:MIN RM SIZE RO TYPE MOUNTPOINT
sr0 11:0 1 1024M 0 rom
vda 252:0 0 30G 0 disk
├─vda1 252:1 0 1G 0 part /boot
└─vda2 252:2 0 29G 0 part
├─rhel-root 253:0 0 26.9G 0 lvm /
└─rhel-swap 253:1 0 2.1G 0 lvm [SWAP]

Có thể thấy là ta có một lvm volumerhel-root trong phân vùng /dev/vda2.

$ sudo pvs
PV VG Fmt Attr PSize PFree
/dev/vda2 rhel lvm2 a-- <29.00g 0

2. Mở rộng ổ đĩa vật lý (disk) và phân vùng (partition)

Bạn có thể bỏ qua bước này để đến thẳng 3 nếu phân vùng chứa ổ LVM của bạn đã được tự động tăng dung lượng (tự động hoặc ai đó đã tăng hộ bạn).

Như ở step 1, câu lệnh lsblk cho thấy rhel-root nằm trong ổ đĩa vật lý vda có dung lượng 30G. Mình sẽ tăng dung lượng của ổ đĩa này lên 40G (ổ đĩa cứng ảo - cách tăng dung lượng của một ổ đĩa cứng ảo sẽ tùy thuộc vào IaaS provider hoặc công cụ ảo hóa).

$ lsblk
NAME MAJ:MIN RM SIZE RO TYPE MOUNTPOINT
sr0 11:0 1 1024M 0 rom
vda 252:0 0 40G 0 disk
├─vda1 252:1 0 1G 0 part /boot
└─vda2 252:2 0 29G 0 part
├─rhel-root 253:0 0 26.9G 0 lvm /
└─rhel-swap 253:1 0 2.1G 0 lvm [SWAP]

Sau khi sử dụng lệnh lsblk một lần nữa thì ta thấy dung lượng của vda đã tăng lên thành 40G. Tiếp tục sử dụng lệnh growpart để mở rộng dung lượng cho phân vùng vda2 đang chứa rhel-root.

$ sudo growpart /dev/vda 2
CHANGED: partition=2 start=2099200 old: size=18872320 end=20971520 new: size=60815327,end=62914527

Sau khi growpart thì dung lượng của vda2 sẽ tăng lên xấp xỉ dung lượng của vda. Do có 1 phân vùng boot là vda1 đã chiếm 1G nên dung lượng còn lại thuộc về vda2 là 39G.

$ lsblk
NAME MAJ:MIN RM SIZE RO TYPE MOUNTPOINT
sr0 11:0 1 1024M 0 rom
vda 252:0 0 40G 0 disk
├─vda1 252:1 0 1G 0 part /boot
└─vda2 252:2 0 39G 0 part
├─rhel-root 253:0 0 26.9G 0 lvm /
└─rhel-swap 253:1 0 2.1G 0 lvm [SWAP]

Bây giờ ta đã đủ điều kiện để có thể tăng dung lượng cho ổ LVM là rhel-root.

3. Tăng dung lượng cho LVM volume

Resize volume vật lý:

$ sudo pvresize /dev/vda2
Physical volume "/dev/vda2" changed
1 physical volume(s) resized or updated / 0 physical volume(s) not resized

$ sudo pvs
PV VG Fmt Attr PSize PFree
/dev/vda2 rhel lvm2 a-- <39.00g 10.00g

Kiểm tra dung lượng được cấu hình cho volume group:

$ sudo vgs
VG #PV #LV #SN Attr VSize VFree
rhel 1 2 0 wz--n- <39.00g 10.00g

Bây giờ là lệnh quan trọng nhất, resize ổ LVM với lvextend.

$ sudo lvextend -l +100%FREE /dev/mapper/rhel-root
Size of logical volume rhel/root changed from <26.93 GiB (6893 extents) to <36.93 GiB (9453 extents).
Logical volume rhel/root successfully resized.

Bạn có thể thay thế +100%FREE bằng giá trị khác để phù hợp với nhu cầu. Ví dụ bạn muốn tăng dung lượng thêm 10GB thì có thể thay thế bằng +10G.

4. Cập nhật filesystem để nhận diện dung lượng mới

Nếu kiểm tra dung lượng thực tế được sử dụng bởi filesystem thì có thể thấy nó vẫn hiển thị dung lượng cũ.

$ df -hT | grep mapper
/dev/mapper/rhel-root xfs 27G 1.9G 26G 8% /

Để filesystem có thể nhận diện dung lượng đã thay đổi thì ta chỉ cần sử dụng resize2fs đối với ext4xfs_growfs đối với xfs.

Với ext4:

$ sudo resize2fs /dev/mapper/rhel-root
resize2fs 1.45.5 (07-Jan-2020)
Filesystem at /dev/mapper/rhel-root is mounted on /; on-line resizing required
old_desc_blocks = 60, new_desc_blocks = 121
The filesystem on /dev/mapper/rhel-root is now 253365248 (4k) blocks long.

Với xfs:

$ sudo xfs_growfs /
meta-data=/dev/mapper/rhel-root isize=512 agcount=4, agsize=1764608 blks
= sectsz=512 attr=2, projid32bit=1
= crc=1 finobt=1, sparse=1, rmapbt=0
= reflink=1
data = bsize=4096 blocks=7058432, imaxpct=25
= sunit=0 swidth=0 blks
naming =version 2 bsize=4096 ascii-ci=0, ftype=1
log =internal log bsize=4096 blocks=3446, version=2
= sectsz=512 sunit=0 blks, lazy-count=1
realtime =none extsz=4096 blocks=0, rtextents=0
data blocks changed from 7058432 to 9679872

Để cho chắc thì bạn có thể kiểm tra lại với câu lệnh lsblk.

$ lsblk
NAME MAJ:MIN RM SIZE RO TYPE MOUNTPOINT
sr0 11:0 1 1024M 0 rom
vda 252:0 0 40G 0 disk
├─vda1 252:1 0 1G 0 part /boot
└─vda2 252:2 0 39G 0 part
├─rhel-root 253:0 0 36.9G 0 lvm /
└─rhel-swap 253:1 0 2.1G 0 lvm [SWAP]

Vậy là xong.